Trà đen nguyên lá – hương vị đậm đà nhất trong các loại trà

Nếu Châu Âu tự hào về rượu như đỉnh cao nghệ thuật phương Tây thì phương Đông chúng ta có trà – thức uống thuần khiết nhất nhưng phong phú về hương vị, tinh tế. Đòi hỏi người thưởng thức phải có kiến thức sâu rộng về trà mới có thể cảm hết được sự tinh túy mà nó mang lại. Khi thưởng thức một ly trà nói chung, chúng ta phải có sự nhạy bén của các giác quan cũng như dành thời gian để đi sâu vào cảm nhận, trà đen cũng vậy. Trà là đẳng cấp của hương vị của Châu Á và cũng là nguyên liệu phổ biến nhất trong pha chế đồ uống.

Trà vừa là thức uống thanh tuý giàu hương vị, lại vừa mang đến một cảm nghiệm tâm thức cho tinh thần, hoài cổ, an nhiên.

Thưởng thức trà

Hiểu về trà

Hầu hết với chúng ta ai cũng từng nghe nói đến trà hoặc từng uống trà, nhưng có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về trà hoặc có những hiểu lầm rất căn bản về nói. Tất cả các loại trà trên thế giới đều được làm từ một loại cây, gọi là cây trà (Camellia Sinensis), mọc trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Mặc dù là loài thân gỗ nhưng khi canh tác người ta thường trồng trà thành luống và liên tục đốn cắt để cây chỉ thấp ngang bụng, dễ thu hoạch búp và cho năng suất cao.

Trà được làm từ búp non của cây trà, trải qua 5 bước chế biến:

1. Hái: thu hoạch búp trà, thường gồm 1 lá non đang còn cuộn và 2 lá liền kề (1 tôm 2 lá).

2. Làm héo: làm búp trà mềm đi. Có nhiều cách làm tuỳ vào loại trà thành phẩm muốn làm: phơi héo dưới nắng, xào trên chảo, luộc.

3. Vò: Làm dập búp trà, phá vỡ các tế bào để giải phóng các hợp chất trong lá trà, bằng cách vê trên tay, cán, vò hay ép. Quá trình này tạo cho trà thành phẩm có nhiều hình thù khác nhau (dẹt, sợi móc câu, tròn viên…)

4. Oxy hoá: Đây là quá trình tự nhiên khi búp trà được hái, các enzym sẽ tác động với oxy, nó diễn ra trong quá trình làm héo, vò và ủ ngắn. Quá trình oxy hoá sẽ ngưng khi phá huỷ enzym bằng nhiệt (xào, luộc) và làm khô (sấy). Việc kiểm soát độ oxy hoá sẽ tạo ra các loại trà khác nhau, quá trình này tạo ra các hương vị phong phú của trà thành phẩm.

5. Sấy: Triệt tiêu nước, ngưng hoàn toàn quá trình oxy hoá và định hình sợi trà thành phẩm.

Cận cảnh trà đen

Tại Việt Nam ta có các vùng trồng trà phổ biến như: vùng trà Bảo Lộc, vùng trà Thái Nguyên, vùng trà Tây Bắc, vùng trà Hà Nội,…Mỗi vùng trà khác nhau sẽ có địa hình, khí hậu khác nhau từ đó mà mỗi mảnh đất trồng trà sẽ có trong mình một hương vị đặc trưng, cách chế biến riêng biệt không lẫn đi đâu được. 

Ví dụ như trà được Bảo Lộc sẽ nổi tiếng với các loại ướp hương, ướp hoa đặc trưng như trà Lài, trà Sen, trà Sâm Dứa, trà Ô long,…Còn những lá trà ở được trồng ở Thái Nguyên lại nổi tiếng với  giống trà lá nhỏ, đặc sản là các loại trà sợi xoăn móc câu đậm đà, có vị chát đặc trưng, đây là loại trà mà 100% người miền Bắc sử dụng. Đặc biệt hơn là trà Shan tuyết ở Hà Giang và trà cổ thụ núi Tà Xùa được trồng ở vùng Tây Bắc nơi những cây trà hàng trăm năm tuổi mọc hoang dã và được khai thác thủ công bởi các bộ tộc ít người tạo ra hương vị đậm đà hương sắc núi rừng. 

Các loại trà trên thị trường

Chúng ta sẽ phân loại trà bằng quá trình Oxy hóa. Đây chính là thước đo để phân loại các loại trà. Oxy hóa là quá trình các enzym trong lá trà tương tác với Oxy trong không khí khi các tế bào lá trà bị phá vỡ. Người ta có thể tác động để quá trình này diễn ra nhanh hơn như cắt, nghiền, cán… lá trà hoặc làm chậm hơn thông qua quá trình phân huỷ tự nhiên.

Tôi phải nói kỹ về bước Oxi hoá bởi vì nó là quá trình làm thay đổi thành phần hoá học của lá trà. Hương vị trà được định hình chính là từ quá trình này. Dựa vào cấp độ Oxy hoá mà trà được phân ra làm 3 loại trà chính: trà xanh (không oxy hoá), trà đen (oxi hoá hoàn toàn) và trà ô long (oxy hoá một phần)

1. Trà xanh: không oxy hoá

2. Trà Ô Long: oxy hoá một phần

3. Trà đen: oxy hoá hoàn toàn

Các loại trà

Ngoài ra cũng có một số loại trà được xếp riêng vì được chế biến theo một số cách đặc biệt như: Trà trắng (chỉ phơi khô dưới ánh nắng), Trà Phổ Nhĩ (lưu ủ cho trà lên men trong nhiều năm). 

Sự khác nhau về giống trà, nơi trồng, mùa hái, phương pháp thực hiện 5 bước chế biến sẽ tạo ra hàng nghìn loại trà cụ thể khác nhau với các mùi vị cực kỳ phong phú.

Trong trà có gì?

Các sợi trà khô được hãm trong ấm với nước nóng cho các hợp chất tan vào nước (nước trà) và thưởng thức.

3 thành phần chính trong nước trà gồm có:

  • Tinh dầu: tạo ra mùi vị và hương thơm của trà.
  • Tanin/Polyphenols: tạo ra vị chát trong miệng, đây cũng là thành phần chính mang nhiều tác dụng của trà xanh
  • Caffeine: giống như trong cà phê, ca cao, caffeine cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo, và gây nghiện.

Trà đen nguyên lá Ami – chinh phục cả những thực khách khó tính nhất

Trà đen nguyên lá Ami là sản phẩm trà mộc được lên men và oxi hóa 100% từ búp trà non nguyên chất. Mang tới hương vị đậm đà, phù hợp nhất khi sử dụng để pha trà sữa. Những khách hàng đặc biệt ưa chuộng dòng trà đen thì không thể bỏ qua sản phẩm này.

Trà đen nguyên lá Ami với thành phần từ 100% búp trà non

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu